Quy định mới về luật thừa kế trong bộ luật dân sự

dich vu ke toan tron goi
Khi đời sống của người dân được nâng lên như hiện nay, thì các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề thừa kế cũng trở nên phổ biến hơn. Đích đến cuối cùng của các dạng tranh chấp này chính là việc xác định di sản và phân chia di sản sao cho đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Hôm nay, DHLaw xin thông tin đến độc giả những quy định mới về luật thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015. 

Thực tế đã cho thấy, tranh chấp dân sự là loại tranh chấp chiếm số lượng lớn trong giải quyết tranh chấp tại tòa. Do đây là những quan hệ xảy ra hành ngày trong cuộc sống nên những vấn đề mâu thuẫn phát sinh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên các mâu thuẫn này sẽ trở nên căng thẳng và nặng nề hơn, khi đó khởi nguồn từ chính những người thân thích có quan hệ huyết thống với nhau. 

 Quy định mới về luật thừa kế trong bộ luật dân sự
 Quy định mới về luật thừa kế trong bộ luật dân sự 

So với các tranh chấp dân sự khác, tranh chấp tài sản thừa kế thường diễn ra giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau, chính vì vậy, khi các bên tuân thủ đúng quy định về tranh chấp tài sản thừa kế chính là đã thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. 

Nếu như Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện là người thừa kế có quyền yêu cầu khởi kiện và chia di sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế thì Bộ luật Dân sự 2015 có điểm nổi bật đó là thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản. Và một quy định nổi bật nữa là Tòa án chỉ có quyền áp dụng về thời hiệu trong trường hợp một bên hoặc các bên yêu cầu áp dụng, và yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc. 

Bộ luật dân sự 2005 quy định thời hiệu thừa kế 10 năm vô hình chung sẽ tước đi quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, bởi khi đến thời hạn 10 năm, nếu họ không khởi kiện để yêu cầu chia di sản thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ bị mất vì thế buộc lòng họ phải khởi kiện để yêu cầu chia di sản trong khi họ không muốn. Bởi chia di sản sẽ tốn nhiều thời gian và gây mâu thuẫn trọng nội bộ thân tộc của họ. Do đó Bộ luật dân sự 2015 sẽ góp phần tạo cho đương sự được quyền quyết định và tự định đoạt của mình. Nếu thân tộc của họ vẫn muốn giữ gìn kỉ niệm của cha mẹ, ông bà để lại họ cũng có quyền thỏa thuận với nhau và không áp dụng thời hiệu này, thì thời hiệu này có thể kéo dài đến đời con cháu của họ. 


Khi hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì di sản sẽ thuộc về người đang quản lý di sản, với điều kiện là người đó có áp dụng yêu cầu thời hiệu. Trường hợp không có người quản lý di sản, thì di sản sẽ thuộc các chủ sở hữu theo thứ tự như sau: Di sản thuộc sở hữu của người đang chiếm hữu sử dụng không có căn cứ pháp luật nhưng công khai liên tục trên 30 năm với bất động sản, 10 năm trên động sản, trường hợp không có người này thì di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Trường hợp mà người được hưởng lợi về thời hiệu mà họ có yêu cầu không áp dụng thời hiệu nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ không được Tòa án chấp nhận. 

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp độc giả biết thêm về những quy định mới về thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015. 

—————————————————————————– 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: 

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw 

Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Tell: (028) 66 826 954 

Hotline: 0909 854 850 

Email: contact@dhlaw.com.vn

Nhận xét