Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế cho Việt Kiều

dich vu ke toan tron goi
Hiện nay có rất nhiều người Việt sang nước ngoài định cư và kết hôn với người nước ngoài như Hàn, Nhật, Trung, Anh, Mỹ, Úc, Ấn Độ.... Trong các gia đình Việt Kiều cũng có những vấn đề liên qua đến thừa kế, tranh chấp tài sản. Cũng có người Việt Kiều được người thân ở Việt Nam để lại di chúc phân chia tài sản thừa kế nhưng họ lại muốn từ chối quyền thừa kế vì một lý do nào đó. Vậy thủ tục văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế cho việt Kiều gồm những giấy tờ gì?

Trước khi tiến hành thực hiện từ chối quyền thừa kế, người Kiều bào Việt phải nắm rõ quy định về pháp luật thừa kế. Những trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài  được pháp luật quy định cụ thể về quyền thừa kế như sau:

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế cho Việt Kiều
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế cho Việt Kiều


Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005:

“Điều 767. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.”

Căn cứ vào điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014:

“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua cá hình thức sau:

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhờ ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Quy trình và thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

Bước 1: Tiến hành kê khia di sản thừa kế


+ Tờ khai di sản của người được thừa kế
+ Mang theo di chúc (trong trường hợp có di chúc), mang theo quyết định của Tòa án (nếu chia thừa kế theo pháp luật).
+ Các loại giấy tờ cần thiết chứng minh mối quan hệ thân nhân với người thừa kế.
+ Giấy chứng tử của người thừa kế
+ Giấy tờ tùy thân của người thừa kế và người được thừa kế
+ Các loại loại giấy tờ chứng minh tài sản sở hữu của người để lại di chúc

Việc kê khai di sản cực kì quan trọng, bởi nó sẽ chứng minh quyền sở hữu tài sản thừa kế một cách minh bạch và hợp pháp. Sau khi đã kê khai di sản xong người được thừa kế có thể thực hiện và lập văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 2: Lập văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế.

- Thủ tục từ chối di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài gồm:

+ Tờ khai di sản thừa kế
+ Giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam
+ Tờ khai từ chối quyền thừa kế tài sản
+ Giấy tờ tùy tân của người lập văn bản từ chối quyền thừa kế

Ngoài ra, thay vì làm thủ tục từ chối quyền thừa kế, bạn cũng có thể tiến hàng mua bán hoặc tặng cho phần tài sản thừa kế cho người mà bạn muốn. Tuy nhiên bạn phải lưu ý mọi giao dịch đều cần có hợp đồng rõ ràng để tránh những tranh chấp về tài sản sau này.

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho quý khách hàng. Nếu như bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy liên hệ trực tiếp đến văn phòng luật sư giỏi ở TPHCM qua địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bộ phận Tư vấn pháp lý DHLaw
Add: Số 185 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM
Tell: (028) 66 826 954    
Hotline: 0909 854 850   

Email: contact@dhlaw.com.vn



Nhận xét